Lịch sử khúc côn cầu - Khúc côn cầu bắt nguồn từ nước nào?
Khúc côn cầu ngày nay đang dần được phổ cập nhiều hơn đến các nước châu Á. Đây là một bộ môn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, để giúp các bạn hiểu hơn về bộ môn này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá lịch sử khúc côn cầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được khúc côn cầu bắt nguồn từ nước nào?
Khúc côn cầu bắt nguồn từ nước nào?
Khúc côn cầu là một bộ môn thể thao được diễn ra theo hình thức đối kháng giữa hai đội chơi. Cả hai đội sẽ có nhiệm vụ là đưa được trái bóng khúc côn cầu vào lưới của đối phương. Quả bóng khúc côn cầu được làm bằng cao su và có hình chiếc đĩa. Vậy khúc côn cầu ra đời ở nước nào?
Khúc côn cầu là môn thể thao đối kháng bắt nguồn từ Hy Lạp |
Trong nhiều nền văn hóa khác nhau, chúng ta có thể bắt gặp những trò chơi với một chiếc gậy có đầu cong và bóng. Có thể kể đến trò hurling với niên đại 1272 TCN xuất hiện ở Ireland. Ở Hy Lạp vào những năm 600 TCN, trò chơi có tên kerhtizein sẽ sử dụng sừng giống hình cây gậy để chơi.
Bên cạnh đó, người ta còn tìm được những bằng chứng cho thấy môn thể thao khúc côn cầu đã có từ thời Trung cổ. Ngoài ra, ở vùng Nội Mông, dân tộc Daur đã có trò chơi beikou, trò chơi này có những điểm tương đồng với môn khúc côn cầu trên cỏ.
Cho tới thế kỷ 19, những loại hình khác nhau của môn thể thao này đã dần phân tách và hòa nhập thành môn khúc côn cầu như ngày nay. Cùng với đó là sự ra đời của các tổ chức, những quy định về luật chơi đã được ban hành trong cuộc thi đấu. Để có thể chơi tại Canada và Mỹ, người chơi sẽ chơi khúc côn cầu trên băng.
Luật chơi môn khúc côn cầu
Khúc côn cầu nước nào chơi lần đầu tiên trong lịch sử đã được chúng tôi chia sẻ ở phần trên. Dưới đây, chúng tôi sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về luật thi đấu môn thể thao khúc côn cầu.
Sân thi đấu
Sân thi đấu môn khúc côn cầu sẽ có hình chữ nhật với kích thước tiêu chuẩn 91,4m x 55m. Hai phần cuối sân là 2 khung thành cao tới 2,14m và rộng 3,66m, vạch chạy ngang sân sẽ có chiều dài 22,9m nối với đường biên dọc.
Sân thi đấu môn khúc côn cầu sẽ có hình chữ nhật với kích thước tiêu chuẩn 91,4m x 55m |
Bề mặt sân chơi những năm 1970 đó là sân cỏ nhân tạo, một số vẫn tổ chức trên sân cỏ truyền thống. Ngoài ra, còn có một số sân chơi khác như sân phủ cát, sân nền nước và sân băng.
Luật chơi và cách chơi
Khi ra sân mỗi đội sẽ có tối đa 11 người được chia đều ra 3 tuyến: tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ. Thủ môn sẽ là người đứng ở khung thành và mặc áo khác màu với các đồng đội của mình. Khi ra sân, các cầu thủ cần phải chuẩn bị trang phục bảo hộ gồm đồ bọc chân và giày kickers, thủ môn sẽ được đội mũ bảo hiểm.
Thi đấu khúc côn cầu sẽ có những cách và luật chơi đặc thù |
Trong tình huống cố định sẽ gồm những quả phạt như phạt tự do, phạt góc, phạt đền góc và phạt đền. Trong đó:
- Phạt tự do: Đây là lỗi diễn ra ngoài vòng tròn sút bóng, cầu thử thực hiện quả phạt sẽ được đánh, đẩy hoặc nâng bóng theo ý muốn.
- Phạt góc: Nếu bóng chạm cầu thủ đội bạn và bay ra ngoài thì đội đối thủ sẽ được hưởng quả phạt góc. Quả phạt góc sẽ được đặt trên đường biên dọc, cách khoảng m so với góc của phần sân nơi bóng lăn qua.
Trượt tuyết là môn thể thao khá thú vị và hấp dân. Vậy để đi trượt tuyết cần chuẩn bị gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
- Quả phạt đền góc: Đây là quả phạt bạn sẽ được hưởng khi hậu vệ đối phương phạm lỗi trong vòng tròn với bạn, hậu vệ cố ý đưa bóng qua vạch biên, bóng móc trong quần hay áo đối phương
- Phạt đền: Đây là quả phạt khi đối phương ngăn cản bạn trong vòng đánh bóng, dù là cố ý hay vô ý. Bóng sẽ được đặt cách khung thành 6,4 m và chỉ có cầu thủ đánh bóng và thủ môn.
Đội của bạn sẽ ghi được bàn khi bóng bay vào khung thành của đội đối phương, đội nào có nhiều bàn hơn trong 60 phút sẽ thắng cuộc.
Khúc côn cầu là một trong những môn thể thao hấp dẫn và kịch tính không kém gì môn thể thao vua bóng đá. Chính vì vậy, các bạn hãy thử một lần chơi sau khi đã biết được khúc côn cầu bắt nguồn từ nước nào và cách chơi ra sao.
Không có nhận xét nào